Có mấy anh em “cơ chế tiếp mực” và bạn là người chơi hệ nào vậy cà? 

 

A. Lời mở

Bạn đang loay hoay không biết phải bơm mực thế nào vào cây bút máy mới? Hay đang viết thì tự nhiên nghĩ thầm sao mà mực chảy xuống được ngòi viết vậy ta? Hoặc là sao mình dùng tuýp mực để thay, mà tìm hiểu lại thấy có bút như được đổ đầy mực vào trong thân luôn nhỉ? 

Những câu hỏi ở trên đều có điểm chung là xoay quanh cơ chế tiếp mực của bút máy – fountain pen filling system – là chủ đề mà Cabin nghĩ sẽ khiến bạn không khỏi băn khoăn khi  “trót lỡ” dấn thân về thế giới bút viết này. Nên là hôm nay Cabin làm một bài gọi là tóm lược về chủ đề khá là kỹ thuật này nè, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và những kiến thức cơ bản khi tìm hiểu về cơ chế tiếp mực. Nào, giờ thì tụi mình cùng bắt đầu nhé!

 

B. Các cơ chế tiếp mực phổ biến 

  1. Cartridge (tạm dịch: ống mực)

Đầu tiên, Cabin sẽ nói về cơ chế tiếp mực có thể xem được xem là phổ biến nhất, đó là ống mực (cartridge). Ống mực là những tuýp nhựa chứa sẵn mực bên trong và rất là dễ dùng luôn, mà bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau là sẽ tiếp mực vào ổn áp ngay:

Bước một: Lắp phần nút ống mực (stopper) vào đầu bút (grid section), nơi bên trong là hệ thống dẫn mực. Nút ống mực là phần có đường kính nhỏ hơn so với toàn bộ ống mực. 

 

 

 

 

 

Bước hai: Dùng lực đẩy nhẹ ống mực vào đầu bút cho đến nút ống đã bị đâm thủng.

Ở bước này, có một thủ thuật nhỏ là bạn hãy lắp ống mực vào bút theo chiều thẳng đứng với phần ngòi bút hướng lên trên, để mực không bị đẩy quá nhiều xuống hệ thống dẫn mực ngay lập tức. 

 

 

 

 

Bước ba: Đặt bút thẳng đứng theo chiều hướng xuống để mực từ ống đi xuống ngòi. Lúc này, bạn cũng có thể phẩy nhẹ để mực xuống nhanh hơn. 

 

 

 

 

 

 

a. Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: ống mực là cơ chế tiếp mực đơn giản nhất, khi mà bạn có thể thay mực chỉ trong tích tắc. 
  • Tiện lợi: ống mực nhỏ gọn và có thể dễ dàng mang theo bất kỳ đâu. Chẳng hạn như lúc đi du lịch, việc mang theo lọ mực khá là ‘cồng kềnh’ và có nhiều bất tiện, thì ống mực trong trường hợp này là lựa chọn tối ưu. 
  • Giá thành khá hợp lý: trong tất cả các cơ chế tiếp mực, thì ống mực thường có giá cả ‘mềm’ hơn cả. 

b. Nhược điểm:

  • Lựa chọn về màu sắc có phần hạn chế: nhiều hãng bút máy chỉ dùng ống mực độc quyền của mình. Khi đó, bạn không thể sử dụng ống mực từ hãng bút và mực khác, dẫn đến việc hạn chế lựa chọn về màu sắc. 
  • Dung tích của ống mực nhỏ hơn các loại cơ chế tiếp mực khác bởi vì là tuýp mực rời.
  • Không thân thiện với môi trường cho lắm: bởi dùng ống mực được thiết kế cho việc sử dụng một lần. Tuy nhiên, bạn có thể “tái sử dụng” bằng cách dùng bơm tiêm tiếp mực mới vào ống.

Sản phẩm trong hình:

 

  1. Converter (tạm dịch: ống bơm mực)

Một cơ chế tiếp mực cũng phổ biến không kém là ống bơm mực (converter). Nói đơn giản, đây là cơ chế sử dụng lực cơ học để hút mực vào ống bằng thao tác xoay (piston converter) hoặc bóp (squeeze converter). Do độ thông dụng của mình, nên trong bài này, người viết sẽ tập trung vào piston converter. 

Cách dùng cơ chế tiếp mực cũng khá đơn giản:

Bước một: Lắp ống bơm mực vào phần đầu của bút (grid section)

 

 

 

 

 

 

Bước hai: Ấn chìm toàn bộ phần ngòi bút vào bên trong lọ mực và xoay phần đuôi của ống bơm mực xuống hết chiều dài của ống.

 

 

 

 

 

 

Bước ba: Cũng động tác xoay, nhưng lần này, bạn hãy xoay theo hướng ngược lại để kéo mực từ lọ vào ống. Lặp lại động tác hút đẩy như trên cho đến khi mực được kéo lên đầy ống, mà thường sẽ là khoảng hai lần. 

 

 

 

 

 

a. Ưu điểm:

  • Ống bơm mực là cơ chế tiếp mực phổ biến trên nhiều dòng bút. Các dòng bút sử dụng ống mực cartridge thường cũng có thể dùng được ống bơm mực.
  • Với ống bơm mực, bạn có thể dùng được bất kỳ màu mực nào. 
  • Việc vệ sinh ống bơm mực khá dễ dàng, khi bạn chỉ cần làm hút đẩy nước sạch vào ống như khi bơm mực. 

b. Nhược điểm:

  • Mỗi hãng bút thường sẽ dùng ống bơm mực của riêng mình, nên bạn không thể thay đổi ống bơm mực của các hãng bút với nhau được. 
  • Dung tích của ống bơm mực, giống như ống mực cũng không nhiều bởi vì là cơ chế tiếp mực rời với bút. 

Sản phẩm trong hình:

 

  1. Built-in Piston Filling System (tạm dịch: cơ chế tiếp mực built-in piston)

Ngoài hai cơ chế tiếp mực rời nói trên, ta còn có cơ chế cơ chế tiếp mực được tích hợp trực tiếp trên bút, để biến thân bút thành một khoang chứa mực. Mà đại diện nổi bật là cơ chế built-in piston này đây. 

Built-in piston có thể được giải thích đơn giản như một chiếc converter lớn được tích hợp thẳng bên trong thân bút vậy. Và có cơ chế hoạt động cũng tương tự một chiếc converter dạng xoay. Mà dưới đây là cách bạn tiếp mực vào cơ chế này:

Bước một: Ấn chìm toàn bộ ngòi bút vào lọ mực và vặn nới lỏng phần đuôi bút 

 

 

 

 

 

 

Bước hai: Vặn khít chặt phần đuôi bút theo hướng ngược lại để kéo mực vào 

 

 

 

 

 

 

  1. Built-in Vacuum Filling System (tạm dịch: cơ chế tiếp mực built-in vacuum)

Built-in vacuum là một cơ chế tiếp mực khác được tích hợp trong bút như cơ chế bơm mực built-in piston vừa nêu. Tuy nhiên, cơ chế này tiếp mực vào ống bằng cách kéo đẩy thanh pít-tông bên trong để tạo ra áp suất chân không trong khoang bút, từ đó mà mực được kéo lên. Để tiếp mực vào bút dùng cơ chế built-in vacuum, bạn hãy làm theo các bước dưới đây:

Bước một: Vặn lỏng phần đuôi bút để kéo thanh piston ngược hết cỡ về phía đuôi

 

 

 

 

 

 

Bước hai: Ấn chìm toàn bộ ngòi vào lọ mực

 

 

 

 

 

 

 

Bước ba: Đẩy thanh piston ngược lại vào bên trong bút. Động tác này sẽ giúp tạo ra môi trường áp suất chân không trong thân bút để kéo mực lên

 

 

 

 

 

 

a. Ưu điểm:

  • Cơ chế tiếp mực built-in sẽ có dung tích chứa mực nhiều hơn cơ chế tiếp mực rời, bởi vì thân bút đã được biến thành một khoang chứa mực . 
  • Có thể sử dụng được đa dạng nhiều loại và màu mực. 

b. Nhược điểm:

  • Đây là cơ chế tiếp mực thường xuất hiện trong các dòng bút từ trung cấp trở lên, vì thế, giá cả sẽ là một vấn đề nên cân nhắc  
  • Khi cần di chuyển nhiều sẽ bất tiện hơn so với các dòng bút dùng ống mực, bởi bạn phải mang lọ mực dự trữ theo

Sản phẩm trong hình:

 

  1. Cơ chế tiếp mực Eyedropper

Như tên gọi của mình, bút dùng cơ chế tiếp mực eyedropper sẽ có thân bút tạo thành khoang chứa mực, và bạn dùng bơm tiêm hoặc ống nhỏ giọt để tiếp mực vào. Thế nên người dùng cũng không cần đến cơ chế tiếp mực rời như ống mực. 

Dưới đây là các bước để bạn tiếp mực vào cơ chế này:

Bước một: Tháo rời phần thân và đầu bút ra 

 

 

 

 

 

 

 

Bước hai: Dùng nhỏ giọt (hoặc dụng cụ tương tự) đổ đầy mực vào thân bút

 

 

 

 

 

 

 

Bước ba: Lắp bút lại nào. Lúc này, bạn nhớ cẩn thận lắp theo chiều dọc hướng lên để tránh đổ mực nhe. 

 

 

 

 

 

a. Ưu điểm:

  • Dung tích chứa mực khá lớn bởi toàn bộ thân bút đã được biến thành khoang chứa mực 
  • Có thể dùng được đa dạng nhiều loại và màu mực khác nhau 

b. Nhược điểm:

  • Nếu không cẩn thận, thì mực có thể bị rò rỉ ra bên ngoài 
  • Bất tiện hơn so với việc dùng ống mực cartridge và ống bơm mực converter bởi yêu cầu phải có dụng cụ tiếp mực như ống nhỏ giọt

Sản phẩm trong hình:

Monteverde Monza ID Fountain Pen

 

C. Lời kết

Tada, thế là chúng ta cũng đến phần kết rồi. Ở trên là những thông tin cơ bản mà Cabin nghĩ sẽ giúp bạn thêm phần hiểu hơn về cơ chế bơm mực nói riêng hay rộng hơn là thế giới bút viết, và cũng sẽ giúp bạn trong việc chọn lựa những chiếc bút phù hợp với mình hơn nữa. Và trong quá trình sử dụng bút, bạn có lăn tăn hay thắc mắc gì thì cứ alo hay bắn tin cho Cabin nghe, Cabin luôn trong trạng thái sẵn sàng để giúp đỡ bạn nè. Cuối cùng thì Cabin cũng mong bạn có thể tìm thấy những niềm vui nhỏ nhỏ xung quanh mình trong giai đoạn khá là “kỳ quặc” này a!

Bài viết có tham khảo từ cuốn  ‘The Love Of The Ink: A Book About Fountain Pens’ của Harrison West và hai trang web JetPens và The Gentleman Stationer 

A. Lời mở

Bạn đang loay hoay không biết phải bơm mực thế nào vào cây bút máy mới? Hay đang viết thì tự nhiên nghĩ thầm sao mà mực chảy xuống được ngòi viết vậy ta? Hoặc là sao mình dùng tuýp mực để thay, mà tìm hiểu lại thấy có bút như được đổ đầy mực vào trong thân luôn nhỉ? 

Những câu hỏi ở trên đều có điểm chung là xoay quanh cơ chế tiếp mực của bút máy – fountain pen filling system – là chủ đề mà Cabin nghĩ sẽ khiến bạn không khỏi băn khoăn khi  “trót lỡ” dấn thân về thế giới bút viết này. Nên là hôm nay Cabin làm một bài gọi là tóm lược về chủ đề khá là kỹ thuật này nè, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và những kiến thức cơ bản khi tìm hiểu về cơ chế tiếp mực. Nào, giờ thì tụi mình cùng bắt đầu nhé!

B. Các cơ chế tiếp mực phổ biến 

  1. Cartridge (tạm dịch: ống mực)

Đầu tiên, Cabin sẽ nói về cơ chế tiếp mực có thể xem được xem là phổ biến nhất, đó là ống mực (cartridge). Ống mực là những tuýp nhựa chứa sẵn mực bên trong và rất là dễ dùng luôn, mà bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau là sẽ tiếp mực vào ổn áp ngay:

Bước một: Lắp phần nút ống mực (stopper) vào đầu bút (grid section), nơi bên trong là hệ thống dẫn mực. Nút ống mực là phần có đường kính nhỏ hơn so với toàn bộ ống mực. 

Bước hai: Dùng lực đẩy nhẹ ống mực vào đầu bút cho đến nút ống đã bị đâm thủng.

Ở bước này, có một thủ thuật nhỏ là bạn hãy lắp ống mực vào bút theo chiều thẳng đứng với phần ngòi bút hướng lên trên, để mực không bị đẩy quá nhiều xuống hệ thống dẫn mực ngay lập tức. 

Bước ba: Đặt bút thẳng đứng theo chiều hướng xuống để mực từ ống đi xuống ngòi. Lúc này, bạn cũng có thể phẩy nhẹ để mực xuống nhanh hơn. 

a. Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: ống mực là cơ chế tiếp mực đơn giản nhất, khi mà bạn có thể thay mực chỉ trong tích tắc. 
  • Tiện lợi: ống mực nhỏ gọn và có thể dễ dàng mang theo bất kỳ đâu. Chẳng hạn như lúc đi du lịch, việc mang theo lọ mực khá là ‘cồng kềnh’ và có nhiều bất tiện, thì ống mực trong trường hợp này là lựa chọn tối ưu. 
  • Giá thành khá hợp lý: trong tất cả các cơ chế tiếp mực, thì ống mực thường có giá cả ‘mềm’ hơn cả. 

b. Nhược điểm:

  • Lựa chọn về màu sắc có phần hạn chế: nhiều hãng bút máy chỉ dùng ống mực độc quyền của mình. Khi đó, bạn không thể sử dụng ống mực từ hãng bút và mực khác, dẫn đến việc hạn chế lựa chọn về màu sắc. 
  • Dung tích của ống mực nhỏ hơn các loại cơ chế tiếp mực khác bởi vì là tuýp mực rời.
  • Không thân thiện với môi trường cho lắm: bởi dùng ống mực được thiết kế cho việc sử dụng một lần. Tuy nhiên, bạn có thể “tái sử dụng” bằng cách dùng bơm tiêm tiếp mực mới vào ống.
  1. Converter (tạm dịch: ống bơm mực)

Một cơ chế tiếp mực cũng phổ biến không kém là ống bơm mực (converter). Nói đơn giản, đây là cơ chế sử dụng lực cơ học để hút mực vào ống bằng thao tác xoay (piston converter) hoặc bóp (squeeze converter). Do độ thông dụng của mình, nên trong bài này, người viết sẽ tập trung vào piston converter. 

Cách dùng cơ chế tiếp mực cũng khá đơn giản:

Bước một: Lắp ống bơm mực vào phần đầu của bút (grid section)

Bước hai: Ấn chìm toàn bộ phần ngòi bút vào bên trong lọ mực và xoay phần đuôi của ống bơm mực xuống hết chiều dài của ống.

Bước ba: Cũng động tác xoay, nhưng lần này, bạn hãy xoay theo hướng ngược lại để kéo mực từ lọ vào ống. Lặp lại động tác hút đẩy như trên cho đến khi mực được kéo lên đầy ống, mà thường sẽ là khoảng hai lần. 

a. Ưu điểm:

  • Ống bơm mực là cơ chế tiếp mực phổ biến trên nhiều dòng bút. Các dòng bút sử dụng ống mực cartridge thường cũng có thể dùng được ống bơm mực.
  • Với ống bơm mực, bạn có thể dùng được bất kỳ màu mực nào. 
  • Việc vệ sinh ống bơm mực khá dễ dàng, khi bạn chỉ cần làm hút đẩy nước sạch vào ống như khi bơm mực. 

b. Nhược điểm:

  • Mỗi hãng bút thường sẽ dùng ống bơm mực của riêng mình, nên bạn không thể thay đổi ống bơm mực của các hãng bút với nhau được. 
  • Dung tích của ống bơm mực, giống như ống mực cũng không nhiều bởi vì là cơ chế tiếp mực rời với bút. 
  1. Built-in Piston Filling System (tạm dịch: cơ chế tiếp mực built-in piston)

Ngoài hai cơ chế tiếp mực rời nói trên, ta còn có cơ chế cơ chế tiếp mực được tích hợp trực tiếp trên bút, để biến thân bút thành một khoang chứa mực. Mà đại diện nổi bật là cơ chế built-in piston này đây. 

Built-in piston có thể được giải thích đơn giản như một chiếc converter lớn được tích hợp thẳng bên trong thân bút vậy. Và có cơ chế hoạt động cũng tương tự một chiếc converter dạng xoay. Mà dưới đây là cách bạn tiếp mực vào cơ chế này:

Bước một: Ấn chìm toàn bộ ngòi bút vào lọ mực và vặn nới lỏng phần đuôi bút 

Bước hai: Vặn khít chặt phần đuôi bút theo hướng ngược lại để kéo mực vào 

  1. Built-in Vacuum Filling System (tạm dịch: cơ chế tiếp mực built-in vacuum)

Built-in vacuum là một cơ chế tiếp mực khác được tích hợp trong bút như cơ chế bơm mực built-in piston vừa nêu. Tuy nhiên, cơ chế này tiếp mực vào ống bằng cách kéo đẩy thanh pít-tông bên trong để tạo ra áp suất chân không trong khoang bút, từ đó mà mực được kéo lên. Để tiếp mực vào bút dùng cơ chế built-in vacuum, bạn hãy làm theo các bước dưới đây:

Bước một: Vặn lỏng phần đuôi bút để kéo thanh piston ngược hết cỡ về phía đuôi

Bước hai: Ấn chìm toàn bộ ngòi vào lọ mực

Bước ba: Đẩy thanh piston ngược lại vào bên trong bút. Động tác này sẽ giúp tạo ra môi trường áp suất chân không trong thân bút để kéo mực lên

a. Ưu điểm:

  • Cơ chế tiếp mực built-in sẽ có dung tích chứa mực nhiều hơn cơ chế tiếp mực rời, bởi vì thân bút đã được biến thành một khoang chứa mực . 
  • Có thể sử dụng được đa dạng nhiều loại và màu mực. 

b. Nhược điểm:

  • Đây là cơ chế tiếp mực thường xuất hiện trong các dòng bút từ trung cấp trở lên, vì thế, giá cả sẽ là một vấn đề nên cân nhắc  
  • Khi cần di chuyển nhiều sẽ bất tiện hơn so với các dòng bút dùng ống mực, bởi bạn phải mang lọ mực dự trữ theo
  1. Cơ chế tiếp mực Eyedropper

Như tên gọi của mình, bút dùng cơ chế tiếp mực eyedropper sẽ có thân bút tạo thành khoang chứa mực, và bạn dùng bơm tiêm hoặc ống nhỏ giọt để tiếp mực vào. Thế nên người dùng cũng không cần đến cơ chế tiếp mực rời như ống mực. 

Dưới đây là các bước để bạn tiếp mực vào cơ chế này:

Bước một: Tháo rời phần thân và đầu bút ra 

Bước hai: Dùng nhỏ giọt (hoặc dụng cụ tương tự) đổ đầy mực vào thân bút


Bước ba: Lắp bút lại nào. Lúc này, bạn nhớ cẩn thận lắp theo chiều dọc hướng lên để tránh đổ mực nhe. 

a. Ưu điểm:

  • Dung tích chứa mực khá lớn bởi toàn bộ thân bút đã được biến thành khoang chứa mực 
  • Có thể dùng được đa dạng nhiều loại và màu mực khác nhau 

b. Nhược điểm:

  • Nếu không cẩn thận, thì mực có thể bị rò rỉ ra bên ngoài 
  • Bất tiện hơn so với việc dùng ống mực cartridge và ống bơm mực converter bởi yêu cầu phải có dụng cụ tiếp mực như ống nhỏ giọt

C. Lời kết

Tada, thế là chúng ta cũng đến phần kết rồi. Ở trên là những thông tin cơ bản mà Cabin nghĩ sẽ giúp bạn thêm phần hiểu hơn về cơ chế bơm mực nói riêng hay rộng hơn là thế giới bút viết, và cũng sẽ giúp bạn trong việc chọn lựa những chiếc bút phù hợp với mình hơn nữa. Và trong quá trình sử dụng bút, bạn có lăn tăn hay thắc mắc gì thì cứ alo hay bắn tin cho Cabin nghe, Cabin luôn trong trạng thái sẵn sàng để giúp đỡ bạn nè. Cuối cùng thì Cabin cũng mong bạn có thể tìm thấy những niềm vui nhỏ nhỏ xung quanh mình trong giai đoạn khá là “kỳ quặc” này a!

 

An

Bài viết có tham khảo từ cuốn  ‘The Love Of The Ink: A Book About Fountain Pens’ của Harrison West và hai trang web JetPens và The Gentleman Stationer 

Leave a Reply

Your email address will not be published.